Bình thường, hai anh em tôi hay hẹn nhau cà phê, trò chuyện về công việc, về những niềm đam mê chung. Nhà anh Lập gần Đài truyền hình nên cũng tiện.
Thú thực tôi không phải fan ruột của rock, mỗi lần anh ấy tặng đĩa, tôi chỉ chọn những bài mình thích để nghe. Chúng tôi có chung sở thích xe cộ, chụp ảnh, đi phượt, mũ bảo hiểm... những thứ lặt vặt như vậy thôi!
MC Quang Minh và ca sĩ Trần Lập có chung nhiều sở thích.
Tôi vẫn hay nói trêu rằng hai anh em cùng đam mê nhưng lại không chung tiếng nói, chẳng hạn tôi thích chụp Canon, anh Lập lại thích Nikon. Đôi khi chính vì thế lại cho nhau được những lời khuyên bổ ích.
Tôi nhớ có đợt đi chiếc xe 1.000 phân khối nhưng là dòng xe thể thao, rồi bị anh Lập chê. Anh bảo "Mày bán đi, ai lại đi xe này. Đi xe mô-tô phải có văn hóa. Tôi nghe vậy, thấy bức xúc nên về bán luôn.
Cùng yêu những con đường, thích đi đây đi đó nhưng hai chúng tôi cũng chưa đi phượt chung chuyến nào, dù đã hẹn đi Mai Châu, Mộc Châu, Tây Bắc, Điện Biên... bao nhiêu lần nhưng đều lệch nhau. Đó cũng là điều tôi luôn tiếc! Anh Lập cũng hiểu công việc của tôi quá bận!
Chúng tôi hầu như không có ảnh chụp chung, ngoại trừ một tấm duy nhất chụp ở quán cà phê gần Đài Truyền hình. Đó cũng là lần anh Lập gặp tôi để khoe xe mới. Thế đấy, chúng tôi cứ gặp nhau, ngồi xuống là chỉ nói về xe.
Những kỷ niệm nho nhỏ vậy thôi, nhưng làm cho người ta cảm thấy yên lòng và ấm cúng.
Cũng có khi chúng tôi tâm sự về những câu chuyện đi làm show. Khoảng thời gian chuyển sang trải nghiệm công việc dẫn chương trình, anh hay hỏi tôi về cách làm thế nào để dẫn hay, hấp dẫn. Anh Lập có giọng nói rất tốt!
Khoảng năm 2012, khi làm huấn luyện viên The Voice, anh cũng hay tâm sự. Đôi khi có những bức xúc hoặc gặp phải tình huống không mong muốn, bị truyền thông công kích... Tôi bảo anh không cần nhìn vào những điều đó, chỉ cần nhìn vào chất lửa, chất rock của thí sinh trong đội.
Tôi không phải chuyên gia về âm nhạc, nên chỉ nói theo cảm nhận của một khán giả. Đó là điều anh Lập thích, anh ấy muốn nghe phản hồi của một khán giả khó tính!
Chỉ hơn kém nhau vài tháng tuổi, nhưng tôi luôn coi anh Lập là một người anh đúng nghĩa. Anh ấy có tư duy dày dặn, luôn muốn làm cái gì đó có ý nghĩa. Bài hát nào của Trần Lập luôn đi kèm thông điệp về cuộc sống. Từ xưa đến nay, anh Lập đã ăn nói như một ông cụ, làm gì cũng đi kèm một triết lý. Tôi từng bảo anh nghĩ thoáng ra một chút vì sống như thế hơi khổ...
Tôi mến mộ người anh này rất nhiều thứ, nhưng cảm phục nhất là đam mê, sẵn sàng từ bỏ để theo đuổi nó. Anh Lập là người nói được làm được. Tôi luôn trân trọng điều đó!
Nếu để nói ngắn gọn về anh Lập, tôi muốn nhắc đến tinh thần lạc quan. Anh ấy dường như đã biết trước cái kết... Với live show Đôi bàn tay thắp lửa, anh vừa muốn tái lập hình ảnh ban nhạc Bức Tường, vừa muốn truyền ngọn lửa yêu đời đến mọi người.
Tôi biết khán giả đến không chỉ bởi yêu rock, mà yêu tinh thần Trần Lập, mong muốn được nhìn thấy chất lửa của Trần Lập!
Tôi nói với anh ấy rằng anh em, bạn bè không nhận vé mời, mà đến xem live show bằng vé mua. Mua để đóng góp vào lòng thiện nguyện của Trần Lập, vì tôi biết chắc chắn anh sẽ làm như thế.
Dù rất yếu, anh vẫn cố gắng mang số tiền quyên góp được đến tặng 10 bệnh nhân nhi ở bệnh viện K Tân Triều. Anh ấy không cần đánh bóng tên tuổi bằng việc mang tiền đến giúp mọi người đâu.
Ca sĩ Trần Lập đội chiếc mũ có biểu tượng Che Guevara. Anh viết trên trang cá nhân: "Mình không thực sự khoái ăn vận đồ lính dù thấy phần nào đó khoác lên có vẻ khỏe khoắn hơn. Lính hòa bình thôi nhé, không hầm hố gì đâu".
Cá nhân tôi trước đây từng rất muốn mời anh Lập và ban nhạc Bức Tường tham gia chương trình Bữa trưa vui vẻ, nhưng sợ mọi người nghĩ mình mang câu chuyện bệnh tật ra để nói nên thôi.
Nhưng bây giờ tôi sẽ làm! Vào ngày 25/3, tôi cùng ê-kíp tổ chức một chương trình, sẽ chỉ nói chuyện vui và kể cho nhau nghe những kỷ niệm. Mất mát không nhất thiết phải khóc, không nhất thiết phải nói chuyện buồn. Hãy ngồi lại bên nhau để cùng chia sẻ sự mất mát ấy.
Anh em, bạn bè sẽ đến để hát nhạc Trần Lập. Không hát rock ầm ĩ, ồn ào, có thể phối lại hoặc hát acoustic. Nhưng sẽ là những bài cảm xúc nhất và gắn với tên tuổi anh ấy.
Đó là tình cảm, là món quà tôi dành tặng một người bạn của mình. Chúng tôi rất hiểu tính nhau nên sẽ không nói đến chuyện gì bi đát ở đây. Cũng sẽ không mời gia đình Trần Lập đến, người ta vừa trải qua mất mát, mình không muốn đào xới lên...
Thực ra tôi chưa hình dung cụ thể, cũng chưa viết kịch bản ra giấy, tôi chỉ biết nhất định phải làm một chương trình như thế.
Không nói về ốm đau, thuốc men, chỉ nói về xe, chụp ảnh, quần áo, giày dép, mũ bảo hiểm... Bởi trên hết Trần Lập đã và đang truyền ngọn lửa sống cho mọi người!
Hiện nay, MC Quang Minh và các anh chị em nghệ sĩ cũng đang gấp rút lên kế hoạch quay một MV vinh danh nhạc sĩ/ ca sĩ Trần Lập, đồng thời kêu gọi cộng đồng cảnh giác với bệnh ung thư. Ê-kíp dự kiến phối nhạc trong ngày 19/3 và chậm nhất sẽ thu âm vào thứ hai tuần sau (21/3). Trong MV, các nghệ sĩ từ hai miền Bắc - Nam sẽ hát vang ca khúc Đường đến ngày vinh quang - bài hát thể hiện niềm tin vào cuộc sống, tinh thần mạnh mẽ chiến đấu.
Theo Zing
Nghệ sĩ Trần Lập qua đời
Nhạc sĩ Trần Lập vừa qua đời tại nhà riêng vì căn bệnh ung thư trực tràng vào trưa nay 17/3.
" alt="Chuyện thú vị về Trần Lập qua lời kể của MC Quang Minh" />Chuyện thú vị về Trần Lập qua lời kể của MC Quang Minh
Nữ diễn viên khiến người hâm mộ lo lắng vì thân hình gầy hơn mức bình thường.
"Chị Tiên dạo này hơi 'xương' xíu", "chị ơi làm việc nhưng nhớ ăn nhiều vô nhé", "sao chị Thủy Tiên gầy trơ xương thế nhỉ"... là một số bình luận của khán giả.
Đây không phải lần đầu bà xã Công Vinh để lộ thân hình gầy gò, thiếu sức sống. Nữ ca sĩ nhiều lần trấn an người hâm mộ, khẳng định sức khỏe vẫn ổn định.
Chia sẻ với phóng viên về hình ảnh gầy gò, thiếu sức sống mới đăng tải, nữ ca sĩ cho biết cô vẫn khỏe mạnh, không bị sụt ký nhiều như mọi người lo lắng.
Những năm gần đây, Thủy Tiên kín tiếng, ít ra sản phẩm âm nhạc hơn trước. Thỉnh thoảng, cô tay trong tay cùng Công Vinh tham dự sự kiện. 34 tuổi, bà xã Công Vinh thừa nhận đã quen với cuộc sống giản dị, không ồn ào.
Không còn miệt mài với những dự án âm nhạc lớn, Thủy Tiên dành trọn thời gian cho vai trò làm vợ, làm mẹ. Vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên thường dành thời gian du lịch cùng nhau.
Trên trang cá nhân, Thủy Tiên luôn chia sẻ những khoảnh khắc đời thường cùng chồng con. Đến nay, khi bé Bánh Gạo đã lớn, vợ chồng cô vẫn chưa bao giờ để lộ mặt con gái. Nữ ca sĩ từng chia sẻ không muốn để sự nổi tiếng của bố mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của con gái.
Theo Zing.vn
" alt="Thủy Tiên lộ thân hình gầy gò bất thường" />Thủy Tiên lộ thân hình gầy gò bất thường
Các hoạt động thể chất diễn ra trước giờ làm. Ảnh: Chris Cavallini / Nutrition Solutions.
Hoạt động thể chất này được công ty coi là làm thêm giờ. Vì vậy, nhân viên được chọn đến tập thường xuyên hoặc không. Do đã tập luyện trước giờ làm việc, sau khi tan làm, họ có thể về nhà, làm việc cá nhân hoặc dành thời gian bên gia đình.
Các bài tập khá đa dạng, từ calisthenic (phương pháp tập luyện tập trung sử dụng trọng lượng cơ thể, hạn chế tối thiểu dụng cụ và thiết bị tập) cho đến chạy ngoài trời, thậm chí có cả ngâm mình trong nước đá để rèn luyện ý chí.
Từng phục vụ trong quân đội và trải qua các bài tập nhằm rèn luyện sức khỏe, CEO của công ty hiểu được việc tập thể dục đã cải thiện tính kỷ luật và chất lượng cuộc sống của anh như thế nào.
"Tôi tin rằng chìa khóa cho cuộc sống lành mạnh là tinh thần mạnh mẽ. Để làm được điều này, trước tiên mỗi người cần có một cơ thể khỏe mạnh", anh chia sẻ.
Khi bắt đầu kinh doanh nghiêm túc hơn, Cavallini nhận thấy việc đầu tư cho sức khỏe nhân viên bằng cách khuyến khích hoạt động thể chất là điều thiết yếu. Thông qua các bài tập luyện, nhân viên có thể phát triển khả năng phục hồi và đối phó với căng thẳng tốt hơn.
Những bài tập luyện giúp nhân viên rèn luyện ý chí và nâng cấp tư duy. Ảnh: Chris Cavallini / Nutrition Solutions.
Kể từ khi sáng kiến này được triển khai lần đầu tiên vào năm 2016, số nhân viên tham gia mỗi năm gia tăng đều đặn.
Ban đầu, chỉ có Cavallini và một vài nhân viên khác đến tập luyện, nhưng giờ đây các lớp học đã có tới 40 người. Anh tin rằng nhờ rèn luyện sức khỏe, nhân viên sẽ trở nên mạnh mẽ, kỷ luật hơn và tràn đầy năng lượng. Đây là khoản đầu tư xứng đáng và có lợi cho doanh nghiệp.
Theo Zing
Người phụ nữ U60 đam mê tập gym, thành quả khiến nhiều người kinh ngạcDù sắp bước sang tuổi 60 nhưng nếu nhìn từ xa, ai cũng nghĩ người phụ nữ này là thiếu nữ 18 tuổi." alt="Chuyện lạ: Công ty trả tiền để nhân viên tập gym" />Chuyện lạ: Công ty trả tiền để nhân viên tập gym
Lũ và Khải Duy vẫn còn sống trong phần 2 "Tiếng sét trong mưa".
Còn về phần Khải Duy (Cao Minh Đạt), ở tập cuối phần 1, ông bị đem xử bắn trong nước mắt của Thị Bình. Tuy nhiên khán giả chỉ nghe thấy tiếng súng ở cảnh cuối cùng mà không được chứng kiến cảnh Khải Duy bị bắn chết.
Tuy nhiên, phần 2 hé lộ Khải Duy vẫn còn sống do được bạn cũ tên là Rober giải cứu. Rober là người từng được Khải Duy giúp đỡ trong thời gian du học ở Pháp. Rồi nhiều năm sau, khi hay tin ân nhân của mình bị đưa ra pháp trường xử bắn, Rober nghĩ ra kế sách giúp Khải Duy thoát khỏi cửa tử. Theo đó, Rober đã âm thầm cho lính tráo một tử tù khác thay Khải Duy để cứu bạn. Kịch bản này khiến nhiều người vô cùng bất ngờ.
Ở tập cuối phần 1, Khải Duy bị đem ra xử bắn. Tuy nhiên ông vẫn may mắn được cứu sống.
Liên hệ với đạo diễn Nguyễn Phương Điền, ông chia sẻ: "Hiện tại phần 2 đang trong giai đoạn hoàn thiện kịch bản. Thời gian này, tôi vẫn đang dành hết tâm huyết cho bộ phim Vua bánh mì sắp lên sóng. Sau khi xong, chúng tôi sẽ thực hiện phần 2 của Tiếng sét trong mưa".
Chia sẻ về hình ảnh lộ đoạn kịch bản trong phần 2 khi nhân vật Khải Duy và Lũ vẫn còn sống, đạo diễn cho biết đó chỉ là một phẩn kịch bản của ông và biên kịch Hạ Thu đang xây dựng. Tuy nhiên còn rất nhiều thay đổi và diễn biến sẽ khiến khán giả bất ngờ.
Ông tiết lộ: "Ở phần 1, bộ phim được chuyển thể từ vở kịch Lôi Vũ. Tuy nhiên sang đến phần 2, kịch bản sẽ đi theo chiều hướng xã hội đời sống, gần gũi với người Việt hơn.
Tuy nhiên bộ phim sẽ theo luật nhân quả, ai làm điều ác sẽ phải trả giá. Có những nhân vật đã chết thì sẽ không thể nào cho sống lại như nhân vật Thanh Bình. Tuy nhiên có những nhân vật sẽ vẫn có thể sống như Lũ hay Khải Duy".
Đạo diễn Phương Điền đang trong quá trình hoàn thiện kịch bản 'Tiếng sét trong mưa' phần 2.
"Tiếng sét trong mưa 2 vẫn đang trong quá trình hoàn thiện kịch bản và vẫn sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diễn viên hay điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng bấm máy bộ phim trong thời gian sớm nhất", đạo diễn nói thêm.
T.N
'Tiếng sét trong mưa' kết khác bản gốc, khán giả tranh cãi kịch liệt
Sau 54 tập, 'Tiếng sét trong mưa' đã chính thức khép lại. Thay vì một cái kết đau thương, bi kịch như mọi người vẫn tưởng, bộ phim kết thúc nhân văn hơn. Tuy nhiên nhiều khán giả vẫn tranh cãi.
" alt="Đạo diễn 'Tiếng sét trong mưa' tiết lộ về phần 2: Lũ và Khải Duy còn sống" />
...[详细]
Một trong nhiều trang blog đưa tin "ca sĩ Việt Nam đạo nhạc Hoa Thần Vũ làm nhạc phim".
Về mặt thời gian, Hoa Thần Vũ đã sáng tác và trình diễn bài "Tề thiên đại thánh" để tham gia chương trình "Cuộc chiến thiên lại" vào năm 2016. Trong khi đó, MV "Truyền nhân Quan nhị ca" chỉ mới phát hành hồi tháng 4/2018.
Bài "Truyền nhân Quan nhị ca" ca ngợi đức tính cương trực, chính nghĩa của nhân vật lịch sử Quan Vũ. Trong MV, Lâm Chấn Khang cũng hóa thân thành Quan Vũ để diễn xuất minh họa. Tuy nhiên, một bài hát và MV ca ngợi Quan Vũ nhưng beat lại lồng nhạc nền Tây Du Ký một cách không liên quan, gây khó hiểu.
Khác với nhiều nghi vấn đạo nhạc từng bị bóc trần, bài "Truyền nhân Quan nhị ca" là phiên bản lời Việt thuần túy của bài "Tề thiên đại thánh" chứ không chỉnh sửa, sáng tạo gì thêm.
Dù Việt hóa có chủ đích từ đầu nhưng sau khi bị tố đạo nhạc, ekip Lâm Chấn Khang mới bổ sung nguồn.
Bên dưới phần thông tin, kênh Youtube của Lâm Chấn Khang cũng ghi rõ "Truyền nhân Quan nhị ca" là nhạc Hoa lời Việt, sáng tác của Hoa Thần Vũ và được viết lời Việt bởi Hồ Kha.
Tuy nhiên, vào thời điểm mới xuất bản MV, Lâm Chấn Khang chỉ ghi chung chung là "nhạc nước ngoài". Sau khi bị tố đạo nhạc, ekip của nam ca sĩ mới thêm nguồn nhạc của Hoa Thần Vũ vào.
Điều này có nghĩa rằng, nếu việc Việt hóa nhạc Hoa của Lâm Chấn Khang là hành vi có chủ đích ngay từ đầu thì anh đã ứng xử thiếu tôn trọng với chủ sở hữu nguồn nhạc mà mình đang sử dụng.
Ngoài ra, cần nhấn mạnh về mặt pháp lý, Lâm Chấn Khang và ekip không được quyền làm phái sinh bài "Tề thiên đại thánh" trừ khi được chủ sở hữu nhạc phẩm này cho phép.
Khoản 7 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (SĐ, BS năm 2009) nêu rõ: việc làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Ngoài ra, tại điểm a, Khoản 1, Điều 20 luật này quy định hành vi làm tác phẩm phái sinh nằm trong nhóm quyền tài sản của quyền tác giả. Có nghĩa rằng, nếu Lâm Chấn Khang muốn viết lời Việt và sử dụng thì anh phải mua bản quyền ca khúc gốc.
Hàng nghìn tài khoản Trung QUốc 'đổ bộ' Youtube Lâm Chấn Khang để chất vấn.
Hiện tại, bên dưới MV "Truyền nhân Quan nhị ca", có đến hàng nghìn bình luận bằng tiếng Trung với thái độ tức giận, bức xúc về hành vi đạo nhái trắng trợn của Lâm Chấn Khang.
Một fan Hoa Thần Vũ bình luận trên Weibo. Nguồn: Trà Xanh Chanh Đá.
Tài khoản Lok Yee Ho viết: "Làm ơn tôn trọng bản gốc của tác giả kiêm ca sĩ Hoa Thần Vũ đi. Đây là hành vi ăn cắp không được cho phép". Tài khoản Isis Lam viết: "Thật xấu hổ cho một ca sĩ Việt Nam như bạn. Trả tiền bản quyền đi!". Tài khoản Z Li viết: "Tôi cũng rất vui nhắc nhở rằng nếu sử dụng nhạc này cho mục đích thương mại, bạn hãy chuẩn bị đối mặt với vấn đề vi phạm bản quyền trực tuyến nhé".
VietNamNet đã liên hệ Lâm Chấn Khang nhưng anh từ chối trả lời.
Gia Bảo
'Tình tin đồn Trịnh Thăng Bình' bị tố 'đá xéo' Min đạo nhạc Taeyeon (SNSD)
- Bị chỉ trích cố tình "đá xéo" Min đạo nhạc ca khúc hit của Taeyeon (SNSD), Liz Kim Cương đã lên tiếng trần tình về sự việc này.
" alt="Blogger Trung tố Lâm Chấn Khang đạo nhạc Hoa Thần Vũ" />
...[详细]
Bên cạnh tình yêu, bạn có cảm thấy mình được chở che, bảo vệ? Bản năng anh hùng là bản năng sinh học của đàn ông và được kích hoạt khi họ yêu. Trong họ luôn có thôi thúc được bảo vệ người phụ nữ của mình khỏi những khó khăn lớn lẫn nhỏ.
Bản năng này thể hiện những lúc như giữ bạn lại lúc thấy ôtô đang chạy nhanh, đi bên ngoài để che cho bạn an toàn hay ra tay bảo vệ bạn khỏi mọi rắc rối...
Niềm vui của bạn là niềm vui của anh ấy và ngược lại
Người yêu của bạn nên biết tôn trọng những thứ bạn yêu thích, đồng thời hy vọng bạn chấp nhận những sở thích của anh ấy. Nói cách khác, anh ấy sẵn sàng làm mọi thứ cho bạn hạnh phúc, đồng thời cũng khát khao điều đó từ bạn. Nếu được như vậy, chàng trai ấy đang thật sự mong muốn xây dựng tổ ấm với bạn để được sẻ chia, dung hòa mọi điều trong cuộc sống của hai người với nhau.
Luôn xem gia đình là trên hết
Một người đàn ông chung thủy là người sẽ luôn ưu tiên cho gia đình và vợ con. Nói như vậy, không có nghĩa là họ không quan tâm đến công việc sự nghiệp. Chỉ là gia đình và sự nghiệp sẽ được người đàn ông đặt ở hàng đầu trong cuộc sống của mình. Họ sẽ vì gia đình nhỏ của mình mà chỉ tập trung và cố gắng làm việc. Ngoài thời gian làm việc, cho dù có bận rộn thế nào họ cũng sẽ sắp xếp dành thời gian cho vợ con. Họ rất coi trọng việc nuôi dạy con và bồi đắp tình cảm vợ chồng.
Theo Gia đình và Xã hội
Phụ nữ thông minh biết giữ cho đàn ông chung thủy
Muốn giữ cho một người đàn ông chung thủy, việc bạn cần làm không phải tập trung vào anh ta mà hãy tập trung vào chính mình, đó mới là cách của phụ nữ thông minh.
" alt="Chàng chung thủy hay không, chỉ cần nhìn là thấy" />
...[详细]
Nhưng dường như những điều đó còn nhiều xa lạ với người Việt Nam.Từ xưa, chúng ta không nuôi chó để làm cảnh, mà dùng để trông nhà, giữ gìn tàisản, cũng giống như nuôi trâu đi cày, nuôi mèo bắt chuột. Chúng không có đồ ănđược chế biến riêng, mà ăn tất cả những gì là cơm thừa canh cặn của con người.Đây là một cách để không lãng phí thức ăn… Cho đến ngày nay, khi kinh tế pháttriển, thì các loại chó nuôi cảnh mới phổ biến ở khu vực thành thị.
Dẫu biết rằng loài chó trung thành, được ngườidân các nước phương Tây yêu quý, nhưng đối với đất nước nông nghiệp như chúngta, thì loài chó cũng được coi như bao loài vật khác, nuôi để phục vụ nhu cầusống của mình, và tất nhiên có cả việc giết mổ. Như vậy, đối với người Việt Nam,việc ăn thịt chó không có gì là đáng lên án. Chỉ có điều cũng giống bao món ănkhác, có người thích ăn, người không thích ăn mà thôi. Từ xưa, trong quan niệmcủa chúng ta, dù ăn thịt loài vật nuôi nào, thì điều đó cũng không có gì là khácnhau, và không ảnh hưởng đến đạo đức con người.
Thiết nghĩ, mỗi quốc gia có nền văn hóa khácnhau, sinh ra những quan điểm, lối sống khác nhau. Nếu chúng ta chưa văn minhbằng các nước phương Tây, chưa giàu có bằng họ, đó là do điều kiện lịch sử, kinhtế, xã hội. Đâu phải vì ta ăn thịt chó thì có nghĩa là kém văn minh hơn. Cũngchưa có bằng chứng nào cho thấy nếu tiếp tục ăn thịt chó thì khách du lịch sẽkhông đến nước ta nữa. Có lẽ nhiều người còn nhớ đến ông Jiri Kaspar, một ôngchủ tập đoàn sản xuất đồ nguội của Cộng hòa Czech, rất thích món thịt chó củaViệt Nam. Jiri Kaspar gần như là người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng sản xuất thịtchó hun khói tại nước ta. Đối với ông, thịt chó cũng là một loại thịt bổ dưỡngnhư những loại thịt khác. Trên thực tế, không ít người Tây khác cũng đã thử ănvà cảm nhận món thịt chó mà đất nước họ không ăn. Họ chấp nhận việc ăn thịt chóở nước ta và một số nước khác là điều hoàn toàn bình thường.
Tôi không phản bác lại du khách kia, nhưng vẫngiữ quan điểm của mình. Đó là ăn thịt chó không có gì sai trái. Có nên áp đặtvăn hóa của họ vào nước chúng ta, để rồi lên án, từ bỏ thói quen không có gì xấucủa chính mình? Chúng ta đã ăn thịt chó từ rất lâu đời. Điều ấy không trái vớitruyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của chúng ta. Vậy tại sao phải ngừng ănthịt chó?
Độc giả Tình Linh
" alt="Ý tưởng làm thịt chó hun khói của ông chủ người Czech" />
...[详细]
Ông Hòa băng qua đoạn đường toàn ổ gà, ổ voi đến với lớp học tình thương.
Ông Hòa cho biết, vào những năm thập niên 70 của thế kỷ trước, ông đã học qua lớp học kiểu mẫu, sau đó, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên việc học dở dang.
Sau khi hoàn thành quá trình học “chắp vá”, nhận thấy cuộc sống của người dân quê nhà suốt ngày lênh đênh sóng nước, nhiều trẻ em và người lớn mù chữ, tháng 6/1990, ông Hoà đã quyết định dựng một căn chòi sát bên nhà, mở lớp dạy xoá mù chữ miễn phí cho người dân trong vùng.
Bước đầu, ông chỉ nhận trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để dạy học. Nhưng sau này, ông nhận thấy cần phải dạy chữ cho cả bố, mẹ của các em. Vì thế ông vận động thêm phụ huynh, những người lớn tuổi, đặc biệt là chị em phụ nữ vào lớp học để dạy.
Thầy Hòa bắt đầu buổi dạy học.
Tiếng lành đồn xa, lớp học tình thương giúp người dân nghèo của “thầy Hòa” được nhiều người biết đến. Cùng với đó, mỗi ngày trôi qua lại có thêm nhiều người dân và trẻ em trong vùng đến nhờ thầy dạy chữ.
Trước những ước mơ lớn lao của người dân địa phương về việc được đi học, nâng cao nhận thức và mong muốn trở thành thầy giáo, năm 2006, ông đi học lại cấp bậc THPT. Sau khi lấy được tấm bằng bổ túc lớp 12 vào 2008, ông Hoà học thêm 3 tháng nghiệp vụ sư phạm để nâng cao kĩ năng dạy học của mình.
Thấu hiểu việc làm ý nghĩa và những khó khăn, vất vả trong việc tổ chức chạy học của ông Hòa, năm 2000, Tổ chức ACWP – Hoa Kỳ thông qua chính quyền địa phương đã tài trợ vốn, xây dựng căn nhà cấp 4, với diện tích là 30m2 làm điểm trường cho ông Hòa dạy học cho bà con trên địa bàn.
Bỏ thời gian và công sức dạy xoá mù chữ hơn 30 năm nay và chưa bao giờ nhận một đồng tiền trợ cấp, nhưng khi được hỏi, ông Hoà vẫn vui vẻ đáp rằng ông không nhận trợ cấp, chỉ muốn dạy học cho người dân ở đây đến khi nào sức khoẻ không cho phép thì dừng.
Chị Nguyễn Thị Mại (SN 1959) - học sinh cao tuổi nhất lớp.
“Thời điểm này, có rất nhiều người tốt nghiệp bằng đại học chính quy nhưng vẫn không có việc, tôi học hành chắp vá như này cũng không mong gì hơn, chỉ mong người dân trong làng, từ người già đến trẻ nhỏ biết đọc, biết viết, xóa nạn mù chữ”, ông Hoà chia sẻ.
Tính đến nay, “thầy Hoà” là người duy nhất ở huyện Phú Vang mở lớp học tình thương này.
“Biết chữ, có bắt được nhiều cá hơn không thầy?”
Đó là kỉ niệm đáng nhớ nhất trong những năm dạy học của ông Hoà trong khoảng thời gian hơn 30 năm mở lớp dạy học tình thương.
Từ những ngày đầu nảy ra ý tưởng dạy cho bà con chữ viết, vị thầy giáo làng này đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận động bà con đi học bởi cuộc sống ở đây khó khăn, người dân quanh năm chỉ biết sống với nghề chài lưới.
Ông Hòa tận tình dạy chữ cho các “học sinh” lớp 1.
Vào những năm ở thập niên 90 của thế kỷ trước, lúc người dân ở thôn chưa có điện, có nước máy để sử dụng, quãng đường từ thôn đến với trường học quá xa, thương cho những học trò nhỏ vất vả nên ông quyết định thuê khoảng sân của một gia đình cách nhà 3km, xin một vài bộ bàn ghế cũ, một chiếc bảng viết phấn. Cứ thế lớp xoá mù cho khoảng 20 người lớn tuổi của xã được ra đời.
“Biết chữ, lúa có lên nhanh, có bắt được nhiều cá hơn không thầy?” - đó là câu hỏi của một học trò tham gia lớp học tình thương hỏi ông Hòa vào năm 1995 khiến ông Hòa nhớ mãi.
Ông Hòa cho biết, thời điểm đó, cuộc sống của người dân vùng đầm phá Tam Giang gắn liền với những chiếc ghe lênh đênh suốt ngày trên dòng nước.
“Vì cuộc sống mưu sinh, có nhiều gia đình 2 – 3 thế hệ sinh sống từ đời này qua đời khác trên mặt nước, cuộc sống khổ cực.
Nhiều người trong số họ, khi được vận động đến lớp, họ vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học, chỉ một suy nghĩ duy nhất trong đầu là làm gì để có được cái ăn, cái mặc qua ngày…”, ông Hòa tâm sự.
Chị Trần Thị Sang (SN 1967) - lớp trưởng lớp học tình thương theo học lớp xóa mù chữ do ông Hòa giảng dạy.
Cũng từ câu hỏi ngây thơ của người học trò năm đó, suốt quãng đời dạy học miễn phí của mình, ông Hòa cứ mãi đau đáu với suy nghĩ phải làm mọi cách để nâng cao dân trí cho bà con trong vùng.
Vì là lớp xoá mù chữ nên ông Hoà chỉ dạy môn tiếng Việt và Toán học từ lớp 1 đến lớp 4 để giúp các em biết đọc thông viết thạo.
Sau đó, nếu em nào có nguyện vọng đi học, ông Hoà sẽ giới thiệu ra các điểm trường chính của huyện. Suốt 30 năm qua, nhờ có sự nỗ lực từ ông Hoà nên những suy nghĩ có phần bình dị khi chưa hiểu được lợi ích từ việc biết chữ, biết số của bà con vùng sông nước giờ đây đã có sự thay đổi.
Chị Nguyễn Thị Mùi, một học sinh tại lớp học tình thương, chia sẻ, với việc thấy được tầm quan trọng của chữ viết, giờ đây những buổi tuyên truyền về các phương thức canh tác của chính quyền, chị luôn tự tin tham gia bởi giờ đây không còn bị “giặc dốt” làm phiền nữa.
“Gia đình tôi có 6 người con, nhưng chắc hẳn có khó khăn mấy tôi cũng cho chúng nó học tới nơi tới chốn”, chị Mùi chia sẻ.
Có lẽ, từ những ngày đầu vận động bà con và trẻ nhỏ đi học tới giờ, ông Hoà cũng không thể nghĩ rằng sẽ có nhiều em thi đỗ đại học, đi nước ngoài…như bây giờ.
Anh Nguyễn Trọng Ngọc, bước ra từ lớp học này, giờ đây đã sinh sống ở Canada. Cậu học trò nghèo Nguyễn Văn Muống, từ một trẻ nhỏ suốt ngày lênh đênh cùng với cha mẹ trên mặt nước giờ và được ông Hòa vận động đến lớp, giờ cũng đã trở thành sinh viên ngành Công nghệ sinh học, Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
Tạm biệt ông Trần Văn Hoà, chúng tôi chợt nhớ lại những câu hát trong bài “Người lái đò thầm lặng” của tác giả Văn Sang: “Như cánh buồm đầy khát vọng, như cuộc đời thầy đơn sơ bên bục giảng, thầy lặng thầm nhìn học sinh thân yêu, thầm lặng thềm bên trang giáo án cuộc đời”.
Quang Thành - Bảo Lâm
Cuộc tình đặc biệt của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký với 2 chị em ruột
Trong lúc thập tử nhất sinh, bà nói với chồng: "Nếu như em có mệnh hệ gì, anh cố gắng thương lấy 'cái Đậu' vì chồng nó cũng mất sớm. Giúp dì dạy dỗ các con".
" alt="Người thầy 30 năm xoá mù chữ cho dân nghèo đầm phá Tam Giang" />